Lê Đăng Khương - Hành trình từ 0 đến 10 điểm môn Hóa thi Đại học.

Đăng bởi CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIA KHÁNH
Thứ Tue,
01/06/2021

 

Tôi đã từng mất gốc môn…Hóa Tôi bắt đầu môn Hóa với một sự thất bại thảm hại. Năm tôi học lớp 9, lớp tôi là lớp chọn nên hầu như mọi người đều được chọn vào các đội tuyển thi học sinh giỏi. Bản thân tôi thích môn Vật lý, tuy nhiên các bạn trong đội tuyển Lý đã học hết từ hè. Hè thì tôi phải làm thêm phụ giúp gia đình nên không đi học được. Đến khi đăng ký thì cô giáo không đồng ý và tôi đành chọn môn Hóa. Buổi đầu tiên đi học là buổi kiểm tra chất lượng. Đọc đề…tôi tá hỏa vì mình chẳng biết gì.

 Các bạn chắc là hình dung được khuôn mặt tôi thế nào khi tôi cầm đề kiểm tra chứ? Tôi cảm thấy sống lưng lạnh và toát mồ hôi, mặc dù hôm đó rất mát. Và kết quả thì các bạn cũng đoán được. Một điểm 0 tròn trĩnh, điều đáng nói là tôi vào đội tuyển học sinh giỏi Hóa.

Tôi thực sự buồn…vì chưa bao giờ tôi bị điểm 0 như thế này. Nhưng tôi vẫn hi vọng là do mình chưa ôn lại nên thế. Tôi bắt đầu đọc lại sách và hi vọng là sẽ khá hơn… Buổi học thứ hai, cô giáo cho bài tập. Tôi chưa kịp đọc xong đề thì gần như ngay lập tức đã có đáp án của các bạn xung quanh tôi. Các bạn khó có thể hình dung mặt tôi lúc đó trông dài đến thế nào đâu. Tôi nhận ra rằng mình thực sự đã mất gốc môn Hóa. Các bạn cùng đội tuyển làm rất nhanh, và gần như không cần đọc đề. Tôi không hiểu vì sao các bạn lại làm được nhanh như thế. Tôi có hỏi một bạn ngồi cạnh. Bạn tôi nói rằng bài dạng này làm cả tháng trước khi vào đội tuyển rồi. Tôi thực sự ngỡ ngàng.

Và…bước ngoặt chính là…LẶP Tôi trở về nhà và bắt đầu suy nghĩ. Cạnh nhà tôi có một cô bé khoảng 16 tháng tuổi. Cô bé đó cứ nói chuyện cả ngày kể cả nói ngọng nhưng mọi người thì không mắng mà chỉ vui vẻ nói chuyện lại. Tôi nhận ra rằng bạn tôi nói đúng. Chỉ khi chúng ta lặp lại số lần đủ lớn thì ta mới có thể làm việc một cách nhuần nhuyễn được.

Tôi lấy sách Hóa ra đọc. Tôi đọc đi đọc lại định nghĩa nồng độ dung dịch hàng trăm lần cho đến khi tôi hiểu thật rõ nó, đến khi tôi nhắm mắt mà vẫn có thể tưởng tượng mình đang nhìn thấy các dòng chữ định nghĩa về nồng độ. Cả tháng đó tôi chỉ làm ba bài tập cơ bản về nồng độ, tính theo phương trình hóa học và vài phản ứng của HCl và NaOH. Tôi nhẩm lại các bài tập và tưởng tượng mình đang viết lời giải trong đầu ra một cách đơn giản. Tôi nhẩm trong lúc đi học, lúc tắm, ngay cả lúc đi vệ sinh… Chiến đấu…đến cùng.

Một khó khăn đối với tôi là tôi phải dạy từ 4 giờ sáng để làm việc giúp gia đình, 6 giờ đi học. Học đến 12 giờ về đến nhà. Nếu buổi chiều đi học thì sau khi ăn cơm xong tôi phải làm tiếp đến 1 giờ 30 thì đi học. Đi học về thì làm tiếp đến 7 giờ tối. Còn nếu buổi chiều được nghỉ thì tôi được nghỉ trưa 30 phút và làm đến 7 giờ. Tắm rửa, ăn cơm tối xong, 8 giờ tôi mới bắt đầu vào bàn học. 10 giờ tối là mẹ tôi giục đi ngủ để sáng mai dạy sớm làm việc. Như vậy tôi chỉ có 2 tiếng tự học mỗi ngày.

Đó thực sự là một thử thách với tôi. Tôi không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc nghĩ cách học càng nhanh càng tốt, càng có nhiều thời gian học hơn càng tốt vì tôi đang ở trình độ thấp nhất trong đội tuyển. Tôi tiết kiệm thời gian bằng cách khi học các môn học khác tôi đọc trước ở nhà khoảng 10 phút nên khi thầy cô giảng tôi học rất nhanh. Tôi tập trung hoàn toàn vào bài giảng của thầy cô để khi về nhà không cần học lại mà vẫn nhớ bài. Giờ ra chơi là tôi ngồi làm bài tập về nhà. Còn riêng môn Hóa thì tôi luôn đặt lên hàng đầu. Khi học các bài mới thì tôi luôn liên hệ với bài tôi đã học. Đi đâu tôi cũng nghĩ về môn Hóa, về các bài tập để xem chúng liên hệ với nhau như thế nào. Tôi mua một cuốn vở để ghi chép những điều chưa hiểu, những phản ứng đặc biệt, những điều tôi nghĩ ra mà sách không nói rõ và thường xuyên tôi đọc lại.

Thành công ngoài…mong đợi Sau một tháng, bài kiểm tra của tôi đạt 9 điểm, cao nhất trong đội tuyển. Tôi rất vui sướng còn các bạn và cô giáo thực sự bất ngờ. Mọi người không hiểu sao tôi lại làm được điều đó. Kể cả những bài cô chưa bao giờ dạy tôi vẫn làm được vì tôi hiểu được nguyên tắc của bài toán. Tôi bắt đầu gặt hái thành công vì bây giờ tôi đã làm chủ môn Hóa. Tôi thi vào chuyên Hóa Trường chuyên Hoàng Văn Thụ tỉnh Hòa Bình. Trong cả ba năm học thì tôi không đi học thêm buổi nào mặc dù cả lớp tôi vẫn đi học thêm. Tôi dành học bổng của tôi để mua sách tham khảo. Và tôi luôn ở top 3 của lớp về môn Hóa. Năm lớp 12, thầy gọi tôi vào đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia. Tôi rất vui và về nói chuyện với bố mẹ. Thế nhưng bố mẹ tôi không đủ tiền cho tôi học đội tuyển vì ngay cả tiền ăn còn chưa đủ. Tôi quyết định không đi học đội tuyển nữa mà chỉ ôn thi đại học. Tôi đến xin phép thầy. Thầy rất buồn nhưng không biết làm như thế nào.

Tháng 3 năm 2004, tôi phải làm hồ sơ thi đại học. Tôi không biết chọn trường nào và tôi hỏi mẹ tôi. Tôi nói với mẹ tôi rằng mẹ chọn trường nào con cũng thi được. Và mẹ tôi chọn trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Khi tôi đăng kí, cô giáo chủ nhiệm và các bạn nói rằng tôi chọn trường cao quá vì tôi thi thử mới chỉ đạt 21 điểm mà các năm trước thì điểm chuẩn vào trường là 24 điểm. Tôi có nói với cô chủ nhiệm rằng “ em cảm ơn cô vì cô đã lo lắng cho em. Nếu em nghe cô chọn trường thấp điểm hơn thì em sẽ có nhiều cơ hội đỗ đại học hơn và thành tích của lớp, của trường cũng cao hơn. Nhưng nếu em đạt điểm cao hơn thì sao? Lúc đó ai tiếc cho em? Cô, bố mẹ em hay chính là em?” Đây là thời điểm tôi thực sự mong muốn mình thi đỗ đại học bằng mọi cách vì đã lỡ nói với cô giáo rồi. Và sau này ngồi nghĩ lại tôi không tin là lúc đó tôi có thể làm được điều đó. Chính điều đó đã làm động lực giúp tôi chiến đấu hết mình. Nó như là một lời hứa chắc như đinh đóng cột và tôi quyết tâm làm bằng được. Tôi có viết một tờ giấy nhỏ và để trong ngăn bàn học của tôi “Khương phải đỗ đại học bằng mọi cách nếu không thì sẽ đi xúc vữa xây dựng

Sau khi thi tốt nghiệp, tôi còn một tháng để ôn tập trước khi thi đại học. Tôi xin phép mẹ lên nhà bạn ngồi tự học. Tôi làm đề thi thử của các năm trước. Mỗi ngày tôi đặt mục tiêu là làm được mỗi môn toán, lý, hóa một đề và hiểu thật rõ. Ngày đầu tiên tôi làm được 5 điểm mỗi môn. Tôi thực sự sốc. Nhưng tôi không hề nản chí. Tôi đọc lại tất cả các đề đã làm và đọc kĩ những bài mà mình chưa làm được lần trước. Những đề đầu tiên rất khó khăn bởi kiến thức bây giờ là tổng hợp chứ không riêng rẽ. Tôi quyết tâm học thuộc tất cả các câu trong các đề đầu tiên, hiểu rõ và làm lại thật nhanh. Tôi đặt thời gian làm việc đúng theo kì thi. Tôi tự tưởng tượng mình như đi thi thật. Tôi trình bày lời giải rất chi tiết và cẩn thận. Sau khoảng 10 ngày tôi làm lại được 5 đề mỗi môn. Khi tôi làm đề thứ 6 thì thực sự tôi ngỡ ngàng về khả năng của mình. Tôi đã làm được 8 điểm mỗi môn. Kể từ đó tôi tự tin và làm ngày đêm. Những đề sau đó làm rất nhanh vì tôi đã có kiến thức nền tảng từ các đề trước rồi. Có hôm tôi làm được 5 đề thi thử liền. Sau một tháng, tôi đã làm và hiểu rõ mỗi môn 30 đề thi thử. Tôi và bố khăn gói đi thi. Tôi ngồi làm bài rất tự tin và làm mỗi đề chỉ mất chưa đầy 2 tiếng, mặc dù là đề thi 3 tiếng. Ngày thông báo kết quả, tôi không tin khi bạn tôi báo là tôi đạt 27,5 điểm vì tôi chỉ nghĩ mình được 27 điểm. Khi kiểm tra lại thì quả đúng là tôi đạt 27,5 điểm. Tôi vui mừng khôn tả. Môn Hóa tôi đạt 10 điểm. Tôi đã hoàn thành mục tiêu ngoài mong đợi. Điểm của tôi chỉ sau một bạn trong toàn trường. Mọi người đều ngỡ ngàng và vui sướng.

Thành công nối tiếp thành công khi tôi vào trường Đại học Sư phạm Hà Nội và thi vào lớp chất lượng cao của khoa Hóa học. Tôi xung phong làm lớp trưởng. Sau khi hoàn thành 4 năm đại học, tôi được nhà trường giữ lại làm giảng viên. Tôi có tham gia dạy một số học sinh thi đại học ở nhà. Tôi áp dụng tất cả những gì mình đã học ở trường đại học vào quá trình dạy học nhưng kết quả chưa cao. Tôi không hiểu vì sao.

Khi tôi có tham gia vào khóa học NLP (lập trình ngôn ngữ tư duy) do thầy Vas người Singapore dạy. Và sau khi học xong tôi thấy mình thay đổi hoàn toàn. Tôi đã hiểu tại sao học sinh lại chưa học được như tôi. Đó chính là học sinh chưa có mục tiêu rõ ràng, chưa thực sự tin vào khả năng của mình và cách dạy truyền thống chỉ dạy ở phần ý thức (nghĩa là phần nổi của tảng băng trôi) mà chưa dạy ở mức độ tiềm thức (phần chìm của tảng băng). Học sinh chưa được truyền lửa và chưa thực sự khao khát cháy bỏng như tôi đã tự làm cho mình. Tôi đã áp dụng những kiến thức NLP vào quá trình dạy học. Tôi khuyến khích học sinh và thổi bùng ngọn lửa khao khát thành công trong họ. Tôi dạy học sinh hiểu, tự làm bài tập mẫu và tạo ra bài tập mới như tôi đã làm. Tôi kết hợp những phương pháp học tập hiệu quả nhất trên thế giới cho học sinh. Học sinh tự động làm bài tập và tự thảo luận với nhau mà không cần có tôi. Học sinh học một cách tự động và vui sướng. Các em học sinh đã làm tôi bất ngờ….

Các bạn có thể xem một số kết quả của học sinh ở đây:

Vân Anh: http://on.fb.me/1Je00Uj Người thầy dạy môn Hóa của tôi nói rằng “bản chất của Hóa Học là sự biến đổi.” Và thật sự là Hóa học đã biến đổi toàn bộ con người tôi, tương lai của tôi, tính cách và giá trị con người tôi.

Hà: http://on.fb.me/1e0Gs9Z Em vẫn còn nhớ cách ngày thi gần chục ngày khi bố e lo lắng khuyên e chỉ nên thi học viện tài chính vì sức học của e có hạn mặc dù ước mơ của e vẫn là NEU thầy đã ở bên ủng hộ e đã bảo với bố e rằng hãy cứ để e cố gắng ? và đến bây giờ nhờ một sự may mắn e đã thành công ! ?

Minh: http://on.fb.me/1zYRpCE Ngày nào cũng như ngày nào. tôi đều được thầy Khương kèm cặp từ 8 giờ sáng đến lúc mặt trời lặn, có hôm phải đến 10h tối. Khi tôi trở về, tôi lập tức ngồi vào bàn học, giải bộ đề luyện thi môn hóa của thầy Khương. Công việc thường kết thúc vào khoảng 3h sáng, đó là khi tôi đã kiệt sức sau một ngày học. ….Tôi đạt được số điểm là 8,5 chứ k phải 7,6. Con số này khiến tôi và thầy Khương còn không dám tin. Nhưng đó là sự thật.

 

Gửi bình luận của bạn:
Hotline: 0972229392
popup

Số lượng:

Tổng tiền: