Tuyển tập các nhận định về tác phẩm văn học hiện đại hay

Đăng bởi Vũ Văn Hiệp
Thứ Mon,
31/05/2021

Các nhận định về tác phẩm văn học sẽ là nguồn tài nguyên không thể thiếu khi các em làm các bài nghị luận văn học. Những tài nguyên này sẽ làm tăng tính sâu sắc, làm bài viết trở nên mềm mại hơn, thậm chí sẽ giúp các em gây ấn tượng và ghi điểm với người chấm bài. 

 Xem thêm: cách vận dụng các nhận định văn học vào bài viết trong sách Bí quyết chinh phục môn Ngữ văn bẳng Sơ đồ tư duy được chia sẻ bởi thầy Phạm Hữu Cường - bậc thầy luyện thi đại học môn Văn vào các trường Học viện Cảnh sát, HV An Ninh, ĐH Sư phạm HN ....

Các em theo dõi nhận định về từng tác phẩm theo mục lục dưới đây:

1. Tố Hữu và tác phẩm " Việt bắc"

2. Quang Dũng và "Tây Tiến"

3. Xuân Quỳnh và "Sóng"

4. Nguyễn Tuân và " Chữ người tử tù" - " Người lái đò sông Đà"

1. Tố Hữu và tác phẩm " Việt Bắc" 

Cảnh vật và tinh thần Việt Bắc đã nhập vào hồn tôi, máu thịt tôi, Việt Bắc ở trong tôi.

(Tố Hữu - "Nhà văn nói về tác phẩm")

Thơ là đi giữa nhạc và ý. Rơi vào cái vực ý, thì thơ sẽ sâu, nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào cái vực nhạc, thì thơ dễ làm đắm say người, nhưng cũng dễ nông cạn. Tố Hữu đã giữ được thế quân bình giữa hai vực thu hút ấy. Thơ của anh vừa ru người trongnhạc, vừa thức người bằng ý.

(Chế Lan Viên - "Lời nói đầu tuyển tập thơ Tố Hữu")

Việt Bắc là đỉnh thơ cao nhất mà Tố Hữu đã bước lên. (Xuân Diệu - "Tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu")

Sức mạnh của thơ Tố Hữu trong những ngày đen tối ấy chính là vì nó nói với trái tim, chính là bởi người cách mạng ấy là một thi sĩ chính cống, thật sự.

(Xuân Diệu -"Tố Hữu với chúng tôi")

 

Ảnh minh họa: Nhà Thơ Tố Hữu và tập thơ " Việt Bắc" 

Lịch trình tiến triển về thơ của Tố Hữu đi song song với lịch trình tiến triển về tư tưởng và trình độ giác ngộ, về sức hoạt động của Tố Hữu.

Thơ Tố Hữu không phải là một trò tiêu khiển mà là một khí cụ đấu tranh, một công  tác vận động của người cách mạng.

Người Tố Hữu là một thi sĩ, một chiến sĩ nhưng chúng ta đừng quên cốt cách của nó là thi sĩ.

(Lời giới thiệu tập Thơ của Tố Hữu,Văn hóa Cứu quốc Việt Nam xuất bản, 1946)

Tố Hữu không tô vẽ lên nhân vật quần chúng những nét sơn hào nhoáng, giả tạo. Tình cảm của nhân vật thơ anh biểu hiện lên từ bản chất giai cấp, từ đời sống thực.

Người bộ đội chiếm một địa vị quan trọng trong tập thơ Việt Bắc, chính là người nông dân nghèo khổ.

(Chặng đường mới của chúng ta, 1961, Hoàng Trung Thông)

Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Ðó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ

(Lời giới thiệu tập thơ Từ ấy, Văn học, 1959, Đặng Thai Mai)

 Xem thêm 18 cuốn sách ôn thi Đại học hay nhất năm 2017

Thơ Tố Hữu là thơ một con người biết trân trọng lấy đời mình, muốn làm cho đời mình trở nên hữu ích. Vậy thì ai kia còn phung phí đời mình, làm gì cũng được, sống sao cũng xong, trong khi đọc thơ này hãy bắt đầu thử dừng lại mà biết quý lấy đời mình, mà đem xây dựng nó.

Phong cách dân tộc ở Tố Hữu thể hiện ở chỗ thơ anh giàu chất nhạc, anh nắm rất vững cái âm điệu, vần điệu của dân tộc.

… Thơ anh là lối thơ lấy cái đường đi toàn đời, lấy cái hơi toàn tập, lấy cái tứ toàn bài là chính… Anh là một con chim vụ ở đường bay hơn là bộ lông, bộ cánh, tuy vẫn là lông cánh đẹp.

(Lời nói đầu cho tuyển tập 1938 – 1963 của Tố Hữu, Văn học, 1964, Chế Lan Viên)

Nhà thi sĩ ấy tự muốn mình là tiếng nói của dân tộc mình. Vậy thì dân tộc ấy có năng khiếu thơ thông qua nhà thi sĩ. Các dân tộc hiện đại, đã công nghiệp hóa rồi, đã bị san phẳng bởi những phương tiện tuyên truyền, không còn có một năng khiếu về hình tượng như thế nữa; không còn suối nguồn ở bản thân mình nữa. Nhưng Tố Hữu đắm mình trong dân tộc của mình, đồng thời là một thi sĩ độc đáo, một nhà sáng tạo ra các hình thể. Người ta càng cảm thấy điều đó rõ hơn khi anh nói một cách rất hay về thơ.

(Lời tựa tập thơ Máu và hoa, xuất bản ở Pháp, năm 1975, Pierre Emmanuel)

Tập thơ Máu và hoa này xuất bản vào mùa thu năm 1975. tôi tin rằng tạp chí Châu âu (Europe) sẽ đón chào nó như một sự kiện văn học.

Jacques Gaucheron - Con đường của Tố Hữu (trong tập Máu và hoa (Sang et Fleurs) EFR, Paris, 1975)

Thơ của chàng thanh niên Tố Hữu khi ấy từ trái tim vọt ra cũng như thơ của chúng tôi, cũng lãng mạn như thể chúng tôi, nhưng là thứ lãng mạn khác, có nhiều máu huyết hơn; thơ chúng tôi chỉ đập cho mở cửa trời, nhưng thơ Tố Hữu thì mới có chìa khóa: Cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng cho người lao khổ.

(Tố Hữu với chúng tôi, 1975, Xuân Diệu)

Một tiếng nói yêu thương luôn luôn chan hòa ánh sáng, tự nó cũng là ánh sáng, lại hết sức linh hoạt và uyển chuyển, mỗi lúc một khác, mỗi nơi một khác, kể cả những lúc chỉ là sự im lặng giữa các dòng thơ. Phải chăng đây chính là bản sắc riêng của thơ Tố Hữu.

(Chuyện thơ, 1978, Hoài Thanh)

Thơ Tố Hữu bao giờ cũng mới, càng ngày càng mới, vì nó thể hiện thế giới quan cách mạng của chủ nghĩa Mác, hệ tư tưởng vô sản, đạo đức cộng sản chủ nghĩa là những tư tưởng càng ngày càng trở thành cách nhìn, nếp sống phổ biến của những con người mới của thời đại.

(Bình luận văn học, 1964, Như Phong)

2. Nhận định về Quang Dũng và tác phẩm " Tây tiến"

“… Tây Tiến là sự tiếp tục của một dòng thơ lãng mạn nhưng đã được tác giả thổi vào hồn thơ rất trẻ, rất mới, khác hẳn những tiếng thơ bi lụy não nùng. Cũng khơi nguồn cảm hừng từ một thời gian khổ và oanh liệt của lịch sử đất nước nhưng Tây Tiến đã được thể hiện một cách đặc sắc qua ngòi bút Quang Dũng, với một tâm trạng cụ thể- nỗi nhớ đồng đội trong đoàn quân Tây Tiến. Chính niềm thương nhớ da diết và lòng tự hào chân thành của tác giả về những người đồng đội của mình đã khiến người đọc của nhiều thế hệ rung cảm sâu xa và đó cũng chính là âm hưởng chủ đạo của bài thơ này…” .

(Vũ Thu Hương, in trong Vẻ đẹp văn học cách mạng).

 

Ảnh minh họa: Hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến

“… Tây Tiến - tượng đài bất tử về người lính vô danh…” ( Vũ Thu Hương).

“… Tây Tiến … nơi mà con người Tây Tiến, chiến sĩ Tây Tiến, núi rừng Tây Tiến đã vượt ra ngoài những cảm quan ban đầu của hồn thơ Quang Dũng để đến với đại ngàn thi hứng. Nơi ấy, cuồn cuộn dòng chảy lạnh lùng và đa tình, hiện thực và lãng mạn, bi và tráng. Một Tây Tiến không chỉ níu kéo bước chân người lính trong nỗi niềm nhớ… Tất cả đều gợi ấn tượng của sự “lạ hóa”, của những vẻ đẹp kì ảo khó gọi tên…”.

(Đinh Minh Hằng, in trong Vẻ đẹp văn học cách mạng)

“…Tây Tiến- sự thăng hoa của một tâm hồn lãng mạn (Đinh Minh Hằng)…”.

“… Tôi làm bài thơ này rất nhanh. Làm xong, đọc trước đại hội được mọi người hoan nghênh nhiệt liệt. Hồi đó tấm lòng và cảm xúc của mình ra sao thì viết vậy. Tôi chả chút lí luận gì về thơ cả…”

(Quang Dũng)

 Xem ngay 350 câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 12 có đáp án

3. Nhận định về Xuân Quỳnh và tác phẩm Sóng 

 "Xuân Quỳnh viết bài này "bợm" thật!".

(Nhà thơ Vũ Cao, Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội)

"Đó là cuộc hành trình khởi đầu là sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thở".

(GS TS Trần Đăng Suyền)

"Ở mỗi tập thơ của Xuân Quỳnh, những bài viết của tình yêu thường để lại nhiều ấn tượng hơn cả. Với giọng điệu hết sức thơ hết sức tự nhiên, bài "Sóng" thể hiện một tình yêu sâu sắc, bồi hồi, thao thức đến cả trong giấc mơ. Dù có những gian truân cách trở, nhưng tình yêu bao giờ cũng đẹp, cũng đến được tận cùng hạnh phúc, như con sóng nhỏ đến với bờ "

(Nhà thơ Việt Nam hiện đại, GS Phong Lê chủ biên)

Ảnh minh họa: Tác giả Xuân Quỳnh và tác phẩm thơ "Sóng" 

"Thơ Xuân Quỳnh là thơ của một cánh chuồn chuồn bay tìm chỗ nương thân trong nắng nôi dông bão của cuộc đời ... Thế giới thơ ca Xuân Quỳnh là sự tương tranh không ngừng giữa khắc nghiệt và yên lành với những biểu hiện sống động và biến hóa khôn cùng của chúng. Ở đó trái tim thơ Xuân Quỳnh là cánh chuồn chuồn báo bão cứ chao đi chao về, mệt nhòai giữa biến động và yên định, bão tố và bình yên, chiến tranh và hòa bình, thác lũ và êm trôi, tình yêu và cách trở, ra đi và trở lại, chảy trôi phiêu bạt và trụ vững kiên gan, tổ ấm và dòng đời, sóng và bờ, thuyền và biển, nhà ga và con tàu, trời xanh và bom đạn, gió Lào và cát trắng, cỏ dại và nắng lửa, thủy chung và trắc trở, xuân sắc và tàn phai, ngọn lửa cô đơn và đại ngàn tối sẫm..."

(Chu Văn Sơn)

"Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật rất thành thật, thành thật trong quan hệ bạn bè, với xã hội và cả tình yêu. Chị không quanh co không giấu diếm một điều gì. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều phơi bày một tình cảm, một suy nghĩ của chị. Chỉ cần qua thơ ta biết khá kĩ đời tư của chị. Thành thật, đây là cốt lõi thơ Xuân Quỳnh"

(Võ Văn Trực)

 Có thể em sẽ cần biết: Những sai lầm cần tránh để đạt điểm cao môn ngữ văn

4. Nguyễn Tuân và "Chữ người tử tù" - "Người lái đò Sông Đà"  

Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức.

(Vũ Ngọc Phan)

Ðây là một nhà văn "suốt đời đi tìm cái Ðẹp, cái Thật" (Nguyễn Ðình Thi), tự nhận mình là người "sinh ra để thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa".

"Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phèng, khi thì thánh thót trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như là ném ra trong một cơn say chếnh choáng, khinh bạc đấy, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa"

(Nguyễn Ðăng Mạnh)

 

Ảnh minh họa: Tác giả Nguyễn Tuân 

Tác phẩm gần đạt đến độ "toàn thiện toàn mỹ" ấy (Vũ Ngọc Phan) góp phần đưa nghệ thuật văn xuôi Việt Nam phát triển thêm một bước mới trên con đường hiện đại hóa. "Vang bóng một thời" vẽ lại những cái "đẹp xưa" của thời phong kiến suy tàn, thời có những ông Nghè, ông Cống, ông Tú thích chơi lan chơi cúc, thích đánh bạc bằng thơ hoặc nhấm nháp chén trà trong sương sớm với tất cả nghi lễ thành kính đến thiêng liêng. [...] "Vang bóng một thời", vì thế, có thể được xem như một bảo tàng lưu giữ các giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.

Giáo sư Nguyễn Ðăng Mạnh có nhận định : "Hạt nhân của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể gói gọn trong một chữ ngông. Cái ngông vừa có màu sắc cổ điển, kế thừa truyền thống tài hoa bất đắc chí của những Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Ðà,... và trực tiếp hơn là cụ Tú Lan, thân sinh nhà văn ; vừa mang dáng vẻ hiện đại, ảnh hưởng từ các hệ thống triết lý nổi loạn của xã hội tư sản phương Tây như triết lý siêu nhân, quan niệm về con người cao đẳng, thuyết hiện ..”

Ông xứng đáng được mệnh danh là "chuyên viên cao cấp tiếng Việt", là "người thợ kim hoàn của chữ" (Ý của Tố Hữu), Tinh thần tự nguyện dấn thân, bám trụ ở thành trì cái Ðẹp là biểu hiện sinh động của một nhân cách văn hóa lớn. Nhà văn Nguyễn Tuân "đặc Việt Nam" (chữ dùng của Vũ Ngọc Phan) từ quan niệm cho tới thực tế sáng tác.

 

Ảnh minh họa: Người lái đò Sông Đà

“… Đọc Người lái đò sông Đà, ta có ấn tượng rõ rệt về sự tự do của một tài năng, của một đấng hóa công thực sự trong nghệ thuật ngôn từ… Khi gân guốc, khi mềm mại, khi nghiêm nghị như một nhà bác học, khi hồn nhiên như một đứa trẻ thơ, những trang viết, những câu văn của Nguyễn Tuân mang hơi thở ấm nóng của cuộc đời phức tạp, phong phú, đa dạng. Sự tự ý thức sâu sắc về tài năng của mình không phải là một biểu hiện tiêu cực, trái lại, nó tạo nên sự giải phóng năng lượng rất cần thiết để nhà văn có thể sáng tạo nên những tác phẩm kì vĩ…”. (Phan Huy Đông, in trong Vẻ đẹp văn học cách mạng).

“… Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con Sông Đà không phải là thiên nhiên vô tri, vô giác, mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính, có tâm trạng hẳn hoi và khá phức tạp. Nó có hai nét tính cách cơ bản đối lập nhau như tác giả nói - “hung bạo và trữ tình…” .

(Nguyễn Đăng Mạnh)

“… Nguyễn Tuân - một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mới lạ, nồng nàn, say đắm…”.

(Nguyễn Đăng Mạnh)

Bình luận:
binh-luan

Urbarkada

30/11/2022

2003 is incubated with labeled antibodies against c Met, EDG2, and DCBLD2 followed by flow cytometry to positively select cells expressing high levels of c Met, EDG2, and DCBLD2 Thus is obtained a tumor cell population enriched for ESA, CD44, CD24 low, Lin, c Met, EDG2, and DCBLD2 signature 1 type cancer stem cells cialis online reviews

Gửi bình luận của bạn:
Hotline: 0972229392
popup

Số lượng:

Tổng tiền: