Phương pháp học đột phá cùng sơ đồ tư duy hiệu quả

Đăng bởi CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIA KHÁNH
Thứ Tue,
01/06/2021

Minmap hay còn gọi là sơ đồ tư duy, là một trong những công cụ đắc lực giúp cho việc ghi nhớ trở nên dễ dàng và hiệu quả.

Mindmap là gì?

Mindmap hay Sơ đồ tư duy là một trong những phương pháp ghi nhớ hiệu quả do tác giả Tony Buzan sáng tạo ra (Nhà nghiên cứu chuyên sâu về các hoạt động của não bộ - chuyên viết về các nguyên tắc của trí nhớ). Phương pháp này dựa trên cơ sở khoa học khi phân tích vai trò, chức năng của não trái – não phải trong bộ não của con người. Não trái có khả năng ghi nhớ Chữ, con số, ký tự, logic, còn não phải là nơi ghi nhớ hình ảnh, màu sắc, âm thanh. Khi có sự kết hợp giữa cả não trái và não phải, con người sẽ ghi nhớ nhanh hơn, nhớ lâu hơn.

Lợi ích của Mindmap

» Mindmap ra đời như một bước đột phá giúp việc ghi nhớ trở nên dễ dàng hơn, đồng thời giúp tăng cường khả năng tư duy trong học tập, tổng kết, trình bày.

» Ngoài ra, mindmap giúp người dùng có được cái nhìn tổng thể, dễ dàng hiểu được các mối liên hệ. Từ đó, có thể tập trung vào vấn đề để có kết quả tốt hơn.

» Như vậy Mindmap không chỉ có ứng dụng trong việc học tập, ghi nhớ kiến thức; mà còn có thể ứng dụng trong việc lập kế hoạch học tập làm việc cho chính mình

hình ảnh cách vẽ sơ đồ tư duy 

 

Cách đọc mindmap

» Sơ đồ tư duy được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài, và sau đó là theo chiều kim đồng hồ. Do đó, các từ ngữ nằm bên trái Sơ đồ tư duy nên được đọc từ phải sang trái (bắt đầu từ phía trong di chuyển ra ngoài)

» Trong phạm vi bộ sách, tương ứng với mỗi môn là các mindmap mẫu, ở đó có hệ thống lại khái quát nhất những kiến thức trọng tâm của từng môn. Kết hợp việc đọc sách và học cùng mindmap, các em không chỉ nắm chắc kiến thức, mà hoàn toàn có thể tự mình xây dựng những mindmap riêng theo cách hiểu, cách nhớ của mình. Các em có thể áp dụng cách xây dựng mindmap dưới đây:

 

   Bước 1: Xác định từ khóa (có thể dùng hình ảnh thay từ khóa để ghi nhớ theo cách riêng của mình)

   Bước 2: Vẽ chủ đề chính ở trung tâm

    • Chủ đề chính nên được vẽ ở trung tâm tờ giấy, từ đó phát triển thêm các ý ra xung quanh.

    • Có thể sử dụng màu sắc để làm nổi bật chủ đề chính

   Bước 3: Vẽ các nhánh chính quanh chủ đề trung tâm

  • Ý của các nhánh chính nên được viết thường (chữ to) hoặc viết bằng CHỮ IN HOA, nằm trên nét vẽ dày

  • Các nhánh chính nên được vẽ theo hướng góc chéo, không nằm ngang. Như vậy, nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng hơn.

   Bước 4: Vẽ các nhánh phụ tỏa ra từ nhánh chính

 • Vẽ nối tiếp các nhánh phụ cấp 1 vào nhánh chính, nhánh phụ cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2 …

 • Nên vẽ các nhánh theo đường cong hơn đường thẳng để vẽ được nhiều nhánh và mindmap nhìn rõ ràng, mềm mại, dễ đọc, dễ nhớ.

 • Tất cả các ý triển khai cho một nhánh nên tỏa ra từ cùng một điểm

• Có thể sử dụng linh hoạt hình vẽ, màu sắc theo cách hiểu của bản thân.

» Khi áp dụng sơ đồ tư duy vào việc học, các em không vội bắt tay vào vẽ ngay mà cần thực hiện các bước theo đúng nguyên lí của trí nhớ: tìm từ khóa, xác định dạng sơ đồ và khi vẽ hãy sử dụng các hình gợi nhớ. Với cách học truyền thống, để ôn lại bài, các em cần đọc đi đọc lại nhiều lần, nhưng với mindmap, các em không phải đọc đi đọc lại sơ đồ đó mà chỉ cần vẽ đi vẽ lại nhiều lần.

Chúc các em thành công!

Gửi bình luận của bạn:
Hotline: 0972229392
popup

Số lượng:

Tổng tiền: