3 lưu ý cần nhớ khi làm bài thi trắc nghiệm tiếng Anh

Đăng bởi CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIA KHÁNH
Thứ Mon,
31/05/2021

Tiếng anh là một môn học được coi là đau đầu với nhiều bạn khối A, C và một phần nhỏ các bạn khối D. Tuy nhiên, tiếng anh lại là một trong 3 môn thi bắt buộc của kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, do đó dù không yêu thương môn học này, các em cũng phải cố gắng nỗ lực thật nhiều nhé. Hiểu được lo lắng của các em, SPbook sẽ chia sẻ với các em những lưu ý khi làm bài thi môn tiếng anh, các em hãy cùng tham khảo.

 

Dễ làm trước, khó làm sau

Đây chắc hẳn là kinh nghiệm mà nhiều thầy cô đã chia sẻ với các em khi làm bất  kì bài thi của môn học nào. Vì sao phải dễ làm trước, khó làm sau ?

Lí do là như thế này các em nhé: đề thi đại học môn tiếng anh bao gồm 50 câu, thời gian làm bài là 60 phút, trung bình các em chỉ có hơn 1 phút trên một câu hỏi. Có nhiều câu hỏi chỉ cần đọc qua là chọn được đáp án, nhưng cũng có những câu hỏi khó mất rất nhiều thời gian mới đưa ra được câu trả lời. Các em đều biết rằng số điểm giữa các câu hỏi trắc nghiệm là bằng nhau, vậy tại sao mình không chọn cách câu dễ làm trước, khó làm sau?

Xác định và xử lí câu hỏi bẫy

Trong những năm gần đây, đề thi đại học môn tiếng anh xuất hiện khá nhiều câu hỏi bẫy, đòi hỏi các em học sinh phải có kiến thức nền tảng vững vàng mới xác định được.

Những câu hỏi bẫy thường rơi vào những nội dung như cấu trúc ngữ pháp, từ vựng và tìm lỗi sai của câu, trong một đề thi sẽ có từ 5-7 câu hỏi bẫy chiếm khoảng 8-10% số câu hỏi trong đề thi.

Đối với những câu hỏi bẫy  này, các em nên đánh dấu lại, làm những câu dễ rồi quay lại làm.

>>> Xem ngay nội dung chi tiết sách Ngữ pháp và giải thích ngữ pháp tiếng Anh cơ bản và nâng cao 20/80 có phân tích rõ từng cấu trúc Ngữ pháp tiếng Anh giúp em tránh được những câu hỏi bẫy 

Kĩ năng làm bài đọc hiểu

Thông thường một đề thi tiếng anh thi Đại học sẽ bao gồm 1-2 bài đọc hiểu chiếm 20-30 % tổng số điểm của bài thi. Do đó, để không bị mất điểm trong nội dung này, các em nên lưu ý những nội dung sau nhé :

Các em phải thường xuyên rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu nội dung đối với dạng bài này. Rèn luyện tốc độ đọc và khả năng nắm bắt được chủ để chính của bài.

Khi làm bài đọc – hiểu các em chỉ nên đọc lướt qua để nắm vững nội dung chính, chủ đề chính của câu, chứ không nên đi sâu vào giải thích chi tiết từng từ vựng, hay cố suy nghĩ để giải thích nghĩa của từ vựng đó.

Khi hiểu được chủ đề của bài đọc hiểu, các em cần đọc kĩ câu hỏi và các đáp án, sau đó xác định vị trí nào trong bài có thông tin giúp các em lựa chọn được phương án trả lời đúng.

Khi lựa chọn đáp án các em không nên vận dụng các kiến thức của mình về vấn đề được bàn tới, bởi vì phương án đúng nhất là phương án dựa trên những thông tin trong bài đọc.

Đối với dạng bài đọc – hiểu này các em nên dựa trên phương châm “ dễ làm trước, khó làm sau” để giành thời gian làm những câu khó sau cùng nhé.

 

 

Gửi bình luận của bạn:
Hotline: 0972229392
popup

Số lượng:

Tổng tiền: