-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
9 trò lừa đảo phổ biến sinh viên năm nhất dễ mắc phải
Đăng bởi CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIA KHÁNH
Thứ Mon,
31/05/2021
Bài viết sẽ liệt kê lại 12 chiêu lừa đảo mà các bạn sinh viên năm nhất, thậm chí là năm hai hay mắc phải khi mới rời quê lên thành phố nhập học. Điều này sẽ giúp em hiểu, biết và cảnh giác hơn, và có thể tự bảo vệ mình để không trở thành nạn nhân của những chiêu lừa đào đó.
1.Giới thiệu việc làm – tuyển dụng làm thêm
Háo hức tìm 1 công việc làm thêm để có tiền chi tiêu và đỡ đần gia đình là điều mà đa số các bạn sinh viên đều mong muốn thực hiện khi trở thành sinh viên. Lợi dụng nhu cầu đó, cũng sự thiếu hiểu biết, nhẹ dạ cả tin – nhiều trung tâm môi giới việc làm ảo đã chọn các em là đối tượng của những chiêu lừa ngoạn mục và lấy tiền. Cụ thể: họ sẽ đăng rất nhiều những tin tuyển dụng hấp dẫn, công việc phù hợp với sinh viên và mức lương mơ ước. Khi các em tìm đến họ, sẽ phải đặt cọc trước 1 khoản tiền hoặc phải trả 1 khoản phí môi giới. Một cái hẹn đến nhận việc được đưa ra nhưng có thể: sẽ không có cuộc gặp nào, hoặc công việc không như thỏa thuận – các em bỏ việc và mất trắng số tiền đã cọc.
Lời khuyên: Các em khi tìm việc làm cần hết sức tỉnh táo và khôn ngoan. Không nên tin vào mấy tờ rơi tuyển dụng được phát ở đường hoặc dán đầy trên các bờ tưởng, cột điện. Hãy đến các trung tâm giới thiệu việc làm uy tín như của đoàn thanh niên, liên đoàn lao động, hoặc nhờ anh em, bạn bè, người quen giới thiệu
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
2. Bán hàng đa cấp
Các em chắc cũng không còn lạ lẫm gì với cụm từ “đa cấp” , và không chỉ tân sinh viên, mà rất nhiều người khác vẫn luôn là đối tượng hướng đến của “nghề” – bán hàng đa cấp này.
Mặc dù về bản chất thực sự của nó là không xấu, và trên thế giới lĩnh vực này vẫn được coi là hợp pháp, nhưng ở Việt Nam, cho đến bây giờ nó vẫn đang bị người ta lợi dụng và gắn với những hành vi tiêu cực.
Lời khuyên: Nếu em là một người chưa có nhiều trải nghiệm,mới lên thành phố, hãy tránh xa những lời mời đến tham gia hội thảo, gặp gỡ doanh nhân… vì thực chất, đó chỉ là những chiêu lừa đảo, biến các em trở thành đối tượng bán hàng đa cấp.
3. Mua tăm tình thương để ủng hộ người nghèo, người khuyết tật
Khi còn học trong trường THPT, nhà trường vẫn có phát động các phong trào học sinh mua tăm ủng hộ người khuyết tật; và nếu lên đại học, nếu em muốn mua tăm để ủng hộ thì hãy đợi trường mình phát động phong trào rồi mua – thay vì em mua cho 1 vài người đi bán dạo ở đường.
Chắc các em sẽ không biết, bán tăm tình thương đã trở thành một nghề, và trở thành một hình thức lừa đảo trắng trợn. Sẽ không có ủng hộ nào cả, chỉ có tiền đút vào túi của chính những người bán tăm.
Lời khuyên: Từ chối tất cả những lời mời mua tăm, mua bút, mua kẹo… để ủng hộ, làm từ thiện của những người mời dạo ở chợ, ở điểm bus và những nơi công cộng khác. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những chiến dịch làm từ thiện chính đáng của các đoàn thể thanh niên, sinh viên khác – khi đó em hãy ủng hộ và đừng từ chối nha.
4. Khuyến mãi điện thoại, tặng quà khủng, đại hạ giá hàng chính hãng
Trò này thường áp dụng với các mặt hàng như điện thoại, laptop, xe máy, ô tô… với các bài quảng cáo kêu gọi tag, share, like, comment trên facebook….100% lừa em nhé, cả một món hàng giá trị như thế, người ta sẽ không tặng em dễ như vậy đâu.
Lời khuyên: Nếu em muốn mua gì, muốn tìm hiểu thông tin các chương trình khuyến mãi, cứ đến thẳng các cơ sở lớn, các trung tâm điện máy uy tín mà mua.
5. Bán điện thoại, máy ảnh ăn cắp giá rẻ
Đây là hình thức dụ mua giá rẻ, máy ảnh, kính, đồng hồ… nói là hàng xịn đi ăn trộm được, bán với giá rẻ tại những nơi công cộng, đặc biệt là ở bến xe. Hoặc tinh vi hơn, sẽ là nhờ mở điện thoại, nhờ xem kèm lý do “ mới nhặt được, không biết dùng, em dùng anh bán giá rẻ luôn”. Không ít các bạn sinh viên nhẹ dạ cả tin đã tin vào những lời dụ dỗ trên và bỏ tiền ra mua, nhưng thực chất chỉ là hàng giả, hàng nhái….
Lời khuyên: Chỉ mua đồ có giá trị ở những nơi có uy tín, những cửa hàng lớn, không mua đồ ăn cắp, càng không mua lại của những người dụ dỗ qua đường
Các điểm chờ xe bus đông đúc là nơi hay xảy ra các vụ lừa đảo, móc túi (Ảnh internet)
6. Ở nơi công cộng bị nhận người thân, bắt cóc
Đây là 1 chiêu lừa đảo mới, dù không phổ biến nhưng là có thật. Hình thức của trò này là, bạn sẽ bị 1 người lạ nhận làm người thân – bố, mẹ, vợ, chồng, rồi họ sẽ hét toáng lên và nói đại loại như: “sao con lại bỏ đi, về nhà ngay…”
Cách xử lý: Bạn phải thật bình tĩnh, hét toáng lên, để mọi người xung quanh chú ý, và bắt người lạ kia phải nói đúng tên họ, quê quán, năm sinh… rồi kêu mọi người ở quanh cứu, vạch mặt bọn người xấu.
7. Người đi ô tô hỏi đường ở nơi vắng vẻ
Nếu 1 mình đi ở đường vắng, có người lạ lái ô tô hoặc xe máy lại gần hỏi đường, tốt nhất bạn hãy tránh xa, và nếu có ý tốt chỉ đường, cũng nên đứng ở khoảng cách xa và nói lớn. Tuyệt đối không nên đứng gần nếu không muốn bị bắt cóc.
8. Móc túi
Cái này thì là ai cũng cần cẩn thận rồi, vì cứ đến nơi công cộng, nhất là trên xe bus, móc túi – lấy trộm tiền, điện thoại đã thành nỗi ám ảnh không chừa 1 ai nếu cất đồ không cẩn thận.
9. Các chiêu lừa khác
Các chiêu lừa khác như học tiếng Anh, thuê nhà trọ mới xây, giá rẻ; mất ví xin tiền đi xe, tiền về quê; đi lạc nhờ dẫn đường… cũng là những hình thức lừa đảo các em cần hết sức cảnh giác và phòng tránh.
Còn ai biết chiêu lừa nào khác nữa thì comment chia sẻ cùng các anh em để tránh nhé
Tin tức khác:
- Phổ điểm chi tiết tất cả các môn thi THPT quốc gia 2023 đối sánh với 2022 - phần 4 (Lịch sử, Địa lí)(18/07/2023)
- Phổ điểm chi tiết tất cả các môn thi THPT quốc gia 2023 đối sánh với 2022 - phần 3 (Hóa học, Sinh học)(18/07/2023)
- Phổ điểm chi tiết tất cả các môn thi THPT quốc gia 2023 đối sánh với 2022 - phần 2 (Tiếng Anh, Vật lí)(18/07/2023)
- Phổ điểm chi tiết tất cả các môn thi THPT quốc gia 2023 đối sánh với 2022 - phần 1 (Toán, Văn)(18/07/2023)
- Nhận định chi tiết về phổ điểm môn ngữ văn thi THPT Quốc gia 2023(18/07/2023)
- Nhận định chi tiết về phổ điểm môn toán thi THPT Quốc gia 2023(18/07/2023)