Các dạng bài tập Di truyền và biến dị cấp độ tế bào

Đăng bởi CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIA KHÁNH
Thứ Mon,
31/05/2021

Di truyền và biến dị cấp độ tế bào là một nội dung khó trong chương trình Sinh học phổ thông. Tuy nhiên, đó lại là phần nội dung chủ chốt và các câu hỏi về nội dung này là những câu hỏi thuộc nhóm vận dụng - vận dung cao trong đề thi THPT QG, có giá trị trong việc phân loại học sinh rõ rệt. Chúng ta sẽ cùng điểm lại những dạng bài bài tập thường ra trong chuyên đề này.

(Tài liệu được tham khảo từ sách Làm chủ môn Sinh trong 30 ngày )

 1. Nhiễm sắc thể vật chất di truyền cấp độ tế bào

  • NST và cấu trúc siêu hiển vi của chúng (qua các chu kì xoắn)
  • Phân biệt NST thường và NST giới tính
  • Cơ chế duy trì bộ NST đặc trưng của loài thông qua 3 hiện tượng: nguyên phân, giảm phân, thụ tinh
  • Xác định giao tử bình thường, giao tử đột biến của tế bào, cơ thể giảm phân không bình thường
  • Các dạng đột biến cấu trúc NST
  Lặp đoạn Đảo đoạn Chuyển đoạn
Khái niệm Đoạn NST nào đó lặp lại một hay nhiều lần NST đứt ra rồi đảo ngược 180 độ Sự trao đổi đoạn trong 1 NST hay giữa các NST không tương đồng
Hệ quả Tăng số lượng gen Làm thay đổi trình tự phân bố của gen Làm thay đổi nhóm gen liên kết
Hậu quả Tăng cường hoặc giảm bớt biểu hiện tính trạng Ít gây hại, có thể làm giảm sức sinh sản Giảm khả năng sinh sản của sinh vật
Ví dụ Ruồi giấm mắt lồi thành mắt dẹt do lặp đoạn 16A trên NST giới tính X Đảo đoạn ở muỗi góp phần hình thành loài mới Côn trùn chuyển đoạn NST dùng làm công cụ phòng trừ sâu bệnh

 

2. Phương pháp giải bài tập dạng đột biến NST

a. Dạng đột biến cấu trúc NST

Xác định cấu trúc NST khi biết dạng đột biến: Dựa vào dạng đột biến để biết xác định các thông số của các NST bị thay đổi (trình tự gen, chiều dài, số lượng nucleotit....)

Dựa vào hình thái và cách phân bố gen để xác định kiểu dột biến

  • Dựa vào hình thái

NST không thay đổi về kích thước, đó là đột biến đảo đoạn hoặc chuyển đoạn trong một NST hay chuyển đoạn tương hỗ (trong trường hợp đoạn chuyển đi bằng đoạn nhận về)

NST thay đổi kích thước, đó là đột biến mất đoạn (ngắn hơn) hoặc đột biến lặp đoạn (dài hơn) hay đột biến chuyển đoạn giữa 2 NST không tương đồng (tương hỗ và không tương hỗ)

 

   Xem ngay nội dung sách Bí quyết chinh phục lý thuyết Sinh học - sách ôn thi đại học không thể thiếu cho các bạn có mục tiêu làm tốt các câu hỏi số đếm mệnh đề đúng sai
  • Dựa vào trình tự gen

Trình tự gen lặp đi lặp lại là đột biến lặp đoạn

Trình tự gen đảo ngược là đột biến đảo đoạn

Trình tự gen thay đổi không theo quy luật và không thay đổi sô sluowngj gen là đột biến chuyển đoạn trong một NST

Chỉ thiếu một số gen là đột biến mất đoạn hay đột biến chuyển đoạn không tương hỗ (chỉ cho đi mà không nhận lại)

Thêm một số gen là chuyển đoạn không tương hỗ (nhận mà không cho đi)

Vừa mất vừa thêm một số gen là chuyển đoạn tương hỗ

b. Dạng đột biến số lượng NST

Các trường hợp giảm phân không bình thường của tế bào 2n.

Bài toán thuận: Xác định loại giao tử khi biết cơ chế giảm phân không bình thường của tế bào (cơ thể) 2n.

Nguyên tắc:

  • Dựa vào giai đoạn xảy ra rối loạn phân bào và tế bào rối loạn phân bào để xác định loại giao tử được tạo thành.
  • Trong trường hợp không xác định được giai đoạn và tế bào rối loạn phân bào để xác định phải xét tất cả các khả năng có thể xảy ra

Bài toán nghịch: Xác định cơ chế rối loạn giảm phân khi biết các loại giao tử đột biến 

Nguyên tắc:

  • Dựa vào số loại giao tử đột biến số lượng: Nếu đề bài cho đầy đu số loại giao tử
  • Nếu có 2 dạng giao tử (n+1) và (n-1), trong đố dạng (n+1 ) có 1 loại giao tử thì rối loạn giảm phân ở phân bào I
  • Nếu có 2 dạng giao tử (n+1) và (n-1) trong đó dạng  (n+1) có 2 loại giao tử thì rối loạn giảm phân ở phân bào II và xảy ra ở cả 2 tế bào tham gia giảm phân II
  • Nếu có 3 dạng giao tử (n+1) và (n-1) và n thì rối loạn giảm phân xảy ra ở một trong 2 tế bào tham gia giảm phân II
  • Nếu xuất hiện giao tử n + 2 thì rối loạn giảm phân xảy ra ở cả 2 lần phân bào.
  • Nếu đề bài không cho đầy đủ số loại giao tử:
    • Nếu xuất hiện giao tử (n+1) trong đó 2 NST của cặp đột biến có cấu trúc khác nhau (ví dụ Bb) là do rối loạn giảm phân I
    • Nếu xuất hiện giao từ (n+1) trong đó 2 NST của cặp đột biến có cấu trúc giống nhau (Ví dụ Aa, aa) là do rối loạn giảm phân II

Bài tập về sự hình thành giao tử của các thể đột biến số lượng NST

Nguyên tắc:

  • Thể đột biến lệch bội tạo giao tử lệch bộ và giao tử đơn bội
  • Cơ thể tham bội tạo giao tử lưỡng bội và giao tử đơn bộ
  • Cơ thể tứ bội tạo giao tử lưỡng bội

>>> Xem thêm: Các đầu sách luyện thi đại học môn Sinh bán chạy nhất do SPBook phát hành:

Phương pháp siêu tốc giải trắc nghiệm KHTN môn Sinh học tập 1

Phương pháp siêu tốc giải trắc nghiệm KHTN môn Sinh học tập 2

Bộ đề luyện thi trắc nghiệm THPTQG 2017 KHTN môn Sinh học

Gửi bình luận của bạn:
Hotline: 0972229392
popup

Số lượng:

Tổng tiền: