Đề minh họa văn lần 3: Nghị luận văn học là phần gây thất vọng nhất

Đăng bởi CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIA KHÁNH
Thứ Mon,
31/05/2021

Nhận định về đề minh họa lần 3 môn Ngữ văn được Bộ công bố chiều 14/5 vừa qua, TS Phạm Hữu Cường - tác giả cuốn Bí quyết chinh phục môn Ngữ văn bằng Sơ đồ tư duy cho rằng: “Đề thi còn ít chất văn, chưa khơi gợi được hứng thú làm bài của học sinh, câu hỏi Nghị luận văn học là phần gây thất vọng nhất trong đề”

Đọc hiểu có khả năng phân loại học sinh tốt

Nhằm giúp học sinh có được sự chuẩn bị tốt nhất trước khi chính thức bước vào kì thi THPT Quốc gia 2017 diễn ra vào tháng 6 tới, chiều ngày 14/5 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố đề thi minh họa lần 3 cho 9 môn, trong đó, đề thi Ngữ Văn gây được khá nhiều sự chú ý. SPBook đã có 1 cuộc trao đổi khá thú vị xoay quanh đề minh họa lần 3 môn Ngữ Văn với TS Phạm Hữu Cường – tác giả cuốn sách “Bí quyết chinh phục Ngữ văn bằng sơ đồ tư duy” – chuyên gia luyện thi đại học môn Văn.

 Tiến sĩ Phạm Hữu Cường – chuyên gia luyện thi đại học môn Văn

>>>Xem thêm sách Bí quyết chinh phục Ngữ văn bằng Sơ đồ tư duy của chuyên gia luyện thi đại học môn Văn

Theo TS Phạm Hữu Cường: “Ở phần Đọc hiểu, ngữ liệu trong đề thi đảm bảo được yêu cầu của một văn bản đọc hiểu nhưng không đặc sắc. Nhìn chung, các nội dung trong phần đọc hiểu được chia tách khá nhỏ, có khả năng phân loại học sinh".

So với các đề trước, đề thi tham khảo không còn đề cập đến việc nhận biết phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, thao tác lập luận… mà yêu cầu nhận biết cách trình bày ý trong đoạn văn.

Câu 1, câu 2 của phần Đọc hiểu khá đơn giản, học sinh lực học yếu cũng trả lời được. Tuy nhiên, câu 3 và câu 4 ít nhiều đòi hỏi học sinh phải có suy nghĩ riêng nên có khả năng phân hoá trình độ thí sinh hơn.

NLXH là phần hay nhất trong đề

NLXH là phần được đánh giá hay nhất trong đề thi minh họa lần 3, đó là nhận định của TS Phạm Hữu Cường cũng như nhiều giáo viên dạy văn khác.

 “Trong đề thi minh họa công bố ngày 14/05/2017 của Bộ GD-ĐT, câu viết đoạn văn nghị luận xã hội khá hay, có thể coi là câu hay nhất trong đề, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ thực sự” – TS Phạm Hữu Cường nhận định.

Câu hỏi đề cập đến đam mê, một vấn đề tưởng cũ nhưng không cũ, tưởng nhạt nhưng không hề nhạt trong bối cảnh xã hội hiện nay, khi các bạn trẻ mải chạy theo những trào lưu, những ham muốn tiền tài vật chất chớp nhoáng mà quên đi đam mê thực sự của mình là gì.

Trào lưu, xu thế, hay tiền tài vật chất chỉ là những thứ chớp nhoáng bên ngoài, nó dễ làm người ta bị mê hoặc nhưng cũng dễ làm người ta chán. Chỉ có đam mê thực sự mới có thể khiến người ta làm nên những điều phi thường, khác biệt và thành công.

NLVH là phần gây thất vọng nhất

Câu nghị luận văn học là câu gây thất vọng nhất trong đề. Bởi hai ý kiến cần bình luận trong đề khá đơn giản, chưa khái quát được nét đặc sắc của nhân vật. Cách dùng từ “đầy khao khát” để nói về Tràng trong tác phẩm “Vợ nhặt” chưa thực sự cụ thể và chính xác.

Nhìn chung, đề minh họa Ngữ Văn lần này ra đúng định hướng thi mà Bộ đã công bố từ trước đó: bám sát vào nội dung sách giáo khoa 12, kết hợp các kiến thức vận dụng, vận dụng cao từ đời sống thực tiễn. Tưởng khó nhưng không hề khó vì đề cho các em được tự do bày tỏ suy nghĩ của mình về các vấn đề rất thiết thực, gắn liền với từng cá nhân.

Chính điều này cho thấy đề có khả năng phân loại học sinh, nghĩa là vừa đảm bảo xét tốt nghiệp, vừa đảm bảo xét tuyển đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, mức độ phân loại đó vẫn chưa thực sự rõ ràng. Đề đúng nhưng chưa hay “ít chất văn, chưa khơi gợi được hứng thú làm bài của học sinh”.

 

Gửi bình luận của bạn:
Hotline: 0972229392
popup

Số lượng:

Tổng tiền: