Khối Khoa học xã hội có khả năng được đăng kí tuyển sinh ngành Y?

Đăng bởi CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIA KHÁNH
Thứ Mon,
31/05/2021

Cân nhắc việc khuyến khích các thí sinh có thế mạnh về khoa học xã hội theo học ngành Y, đề xuất giảm điểm cộng ưu tiên theo khu vực, hay các trường Y cần có một mức điểm sàn xét tuyển riêng là những ý kiến được chú ý nhiều nhất  trong phiên họp cuối cùng của hội nghị Hội đồng Hiệu trưởng các trường Đại học Y Dược Việt Nam được tổ chức vào cuối tháng 8/2017 vừa qua.

Cân nhắc tuyển sinh khối KHXH vào ngành Y

Ý kiến trên được đưa gia bởi Phó giáo sư Nguyễn Năng Trọng - Hiệu trưởng trường Đại học Y Dược Thái Bình. Theo ông, hình hình này đã được áp dụng ở một vài nước trên thế giới trong đào tạo ngành Y. Đây là một trong những ý kiến được chú ý nhiều nhất tại hội nghị, và dù việc tuyển sinh khối Khoa học xã hội vào ngành Y không phải là mới, thì ở Việt Nam trong tương lai gần chưa thể thành hiện thực ngay được.

Theo đó, ông cũng bày tỏ quan điểm của mình về việc Bộ đã cho thí sinh được tự do điều chỉnh nguyện vọng là "quá chiều" các sĩ tử, cộng đồng và dư luận xã hội. Điều này có thể khiến cho việc xác định mục tiêu nghề nghiệp ở bậc phổ thông không còn giá trị.

Theo ông, thì sinh cần điều chỉnh nguyện vọng trước khi biết điểm thì tốt hơn, nó sẽ phản ánh đúng về mục tiêu, định hướng, mơ ước nghề nghiệp thay vì chạy theo thành tích, điều chỉnh nguyện vọng đỗ nhưng đỗ không đúng ngành học mình muốn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Điểm cộng ưu tiên đang quá cao

Điểm cộng ưu tiên theo khu vực, điểm khuyến khích trong phổ điểm xét tuyển vào khối trường Y đang quá cao. Có trường hợp điểm cộng tới trên 5 điểm gây ra một bất cập đáng lo ngại trong tuyển sinh khối trường Y nói riêng và các khối ngành khác nói chung.

Cũng trong hội nghị, Theo GS Nguyễn Đức Hinh – Hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội đã tiết lộ những con số đáng ngạc nhiên về thực trạng thí sinh trúng tuyển vào ngành Y đa khoa của trường. Cụ thể: 500 chỉ tiêu tuyển: 27 thí sinh diện tuyển thẳng, 21 thí sinh không có điểm cộng ưu tiên; còn lại 450 thí sinh đều thuộc diện có điểm cộng ưu tiên khu vực, điểm khuyến khích.

Lạ hơn nữa, các thí sinh trúng tuyển của trường Y Hà Nội năm 2017 không có một thí sinh nào đến từ trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, trường nổi tiếng cả nước từ trước tới giờ về tỉ lệ học sinh đỗ Y Đa khoa. Thực tế này xuất phát từ việc, năm nay mặt bằng điểm thi cao, điểm chuẩn vào trường là 29,25. Khi xét điểm trúng tuyển sẽ phải xét các tiêu chí phụ, học sinh trường Amsterdam chỉ có thể “chạy đua”bằng điểm thi, mà không có điểm ưu tiên.

Hiệu trưởng các trường ĐH khác như: ĐH Y Dược TP HCM, ĐH Y Dược Thái Nguyên, HV Quân Y đều đồng tình và tỏ ra lo ngại với thực trạng có tới 90% thí sinh đỗ vào trường đều thuộc diện được cộng điểm.

Các hiệu trưởng cũng cho rằng, nên cân nhắc lại mức điểm cộng, nên hạ thấp xuống hoặc cần có những chính sách ưu tiên khác thay thế để đảm bảo việc tuyển đầu vào của các trường đảm bảo công bằng, đúng học lực, đúng thực chất.

Khối trường Y nên có mức điểm sàn riêng

Đây cũng là một trong những vấn đề đáng chú ý được rút ra sau mùa tuyển sinh 2017. Điều này xuất phát từ thực trạng, hiện nay có một số trường đào tạo Y tư thục có điểm đầu vào quá thấp, thậm chí có những trường tuyển ngành bác sĩ nhưng điểm chuẩn dưới 20 điểm. Các hiệu trưởng khối trường Y đều đồng tình rằng: điểm tuyển đầu vào mà thấp thì điểm đầu ra cũng khó để đảm bảo được chất lượng, đặc biệt là việc đào tạo Y ở các trường tư vẫn còn thiếu nhân lực, thiếu cơ sở vật chất, thiết bị và còn hạn chế điều kiện thực hành.

(Nguồn Vietnamnet, kenhtuyensinh.vn)

Gửi bình luận của bạn:
Hotline: 0972229392
popup

Số lượng:

Tổng tiền: