Lộ trình ôn thi môn sinh học THPT Quốc gia từ cuối tháng 11 đến khi thi

Đăng bởi CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIA KHÁNH
Thứ Tue,
01/06/2021

Việc tự lên được cho mình một lộ trình học tập và ôn luyện Sinh học phù hợp là rất quan trọng để có thể đem lại hiệu quả học tập tốt nhất. Điều đó giúp các em có định hướng rõ ràng, không hoang mang, không bỏ sót kiến thức. Các em có thể tham khảo lộ trình học tập mà SPBook chia sẻ dưới đây.

Bài viết là kinh nghiệm học tập của Nguyễn Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Huyền – sinh viên lớp chất lượng cao khoa Sinh học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Cách học lí thuyết trắc nghiệm Sinh học

Học theo kiểu sơ đồ hoá kiến thức: Tất cả các kiến thức đều được mã hoá lại dưới dạng sơ đồ hoá. Giữa các phần kiến thức có mối liên quan đến nhau. Đầy đủ ý và rõ ràng.

 “Học hiểu” không “học vẹt”: Cách ra đề của Bộ giáo dục đó là ra đề theo cách hiểu nên không nên học thuộc lòng mà cần hiểu sâu sắc vấn đề.

Các phần kiến thức lí thuyết khó học như: các quá trình nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã, điều hoá hoạt động gen …. Nên học bằng các hình ảnh hay video, có thể vẽ lại các quá trình đối với những bạn có trí nhớ về hình ảnh tốt.

Ôn tập lại các kiến thức một cách thường xuyên, liên tục và có kế hoạch cụ thể.

Cách học các dạng bài tập trắc nghiệm Sinh học

Dạng bài tập trong đề thi trắc nghiệm Sinh học là muôn vẻ, nhưng nền tảng của tất cả các bài tập là cơ sở lí thuyết và các công thức cơ bản. Vì vậy, để làm tốt  phần bài tập, các bạn cần học thật chắc chắn lí thuyết.

Vấn đề thời gian trong làm bài thi là vấn đề rất quan trọng, chính vì vậy, các em cần tập cho mình tác phong và phản xạ nhanh nhạy với đề thi. Để làm được bài tâp nhanh có 2 việc các em cần làm:

  • Thứ nhất: Tham khảo, học tập cách làm nhanh trong các sách tham khảo hay từ kinh nghiệm làm bài của thầy cô, anh chị, bạn bè
  • Thứ hai: Phải làm nhiều bài tập để nó trở thành phản xạ. Khi gặp bất cứ bài nào bạn vạch ngay ra cho mình hướng làm. Có như vậy, mới đảm bảo được làm bài tập nhanh

 Ảnh minh họa

 Các gia đoạn luyện thi trắc nghiệm Sinh học

Giai đoạn 1: Học kiến thức mới và làm đề thi theo chủ đề/chuyên đề (đầu năm học cho đến trước Tết âm lịch)

  • Lý thuyết: Hệ thống lại toàn bộ kiến thức cần nhớ của chủ đề/chuyên đề đó (thường các kiến thức cần nhớ là khái niệm, cơ chế, quá trình, ý nghĩa, một số ví dụ).
  • Bài tập: Học đến chuyên đề nào thì làm bài tập chuyên đề đó.

Giai đoạn 2: Luyện đề thi thử, bổ sung kiến thức còn yếu:

  • Giai đoạn này thường bắt đầu từ sau Tết đến khoảng đầu tháng 4. Các em bắt đầu làm đề thi thử của các trường chuyên. Dù là thi thử nhưng các em cũng nên nghiêm túc làm đề, không tham khảo các tài liệu trong quá trình làm và phải làm bài trong đúng khoảng thời gian quy định.
  • Sau khi làm xong, tra cứu kết quả và xem lại kiến thức những câu bị sai.

Giai đoạn 3: Giai đoạn gần thi - Luyện đề cấp tốc và tổng hợp lại kiến thức.

Thời gian còn lại đến trước khi thi THPT (khoảng 2 tháng), tập trung làm đề. Mỗi ngày từ 1 – 2 đề. Mỗi đề sau khi làm xong đều cần check đáp án, xem lại kiến thức của những câu sai.

 

Việc nắm chắc cấu trúc đề thi, cũng như định hướng nội dung thi là rất quan trọng. Vì khi nắm chắc rồi, các em sẽ có được lộ trình học tập và ôn luyện sao cho phù hợp với bản thân và có hiệu quả cao nhất. Các em có thể tham khảo định hướng và cấu trúc đề thi trắc nghiệm Sinh học 2017 ở cuốn Ôn luyện thi trắc nghiệm THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học 

 

>>> Xem ngay nội dung sách Làm chủ môn Sinh trong 30 ngày có tổng hợp đầy đủ các dạng bài có trong đề thi THPT QG môn Sinh học

Gửi bình luận của bạn:
Hotline: 0972229392
popup

Số lượng:

Tổng tiền: