Phân tích cấu trúc đề minh họa thi THPT QG 2018 môn Địa lý

Đăng bởi CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIA KHÁNH
Thứ Sat,
29/05/2021

Nhận định về đề minh họa môn Địa lý 2018, các giáo viên Địa của trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết: Đề có mức độ phân hóa khá cao và được sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó. Có 35% câu nhận biết (mức độ dễ), 20% câu thông hiểu (mức độ trung bình),  25% câu hỏi vận dụng thấp ( mức độ khó đòi hỏi học sinh cần linh hoạt trong tư duy), 20% câu vận dụng cao ( mức độ rất khó đòi hỏi học sinh phải rất linh hoạt, nhạy bén).

Nhận định chung về đề minh họa 2018 môn Địa Lí

– Đề minh họa Bộ giáo dục đưa ra có đủ các mức độ, nội dung đưa ra thuộc chương trình lớp 11, 12.

- Không có câu hỏi nằm trong chương trình giảm tải, nâng cao. Số liệu của bảng số liệu, biểu đồ được cập nhật.

– Đề minh họa 2018: Mức độ khó tăng lên thể hiện rõ sự phân hóa. Số câu hỏi kĩ năng tăng lên so với năm 2017.

- Cấu trúc đề: Phần lí thuyết có 25 câu (chiếm 62,5%), phần thực hành về kĩ năng làm việc với biểu đồ, bảng số liệu và kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam có 15 câu (chiếm 37,5 %).

Ảnh chụp đề minh họa thi THPT QG 2018 môn Địa lý

Cụ thể:

+ Câu hỏi thuộc chương trình  lý thuyết lớp 11: chiếm số lượng ít, không đủ hết cấp độ kiến thức. Tổng số câu: 6 câu, chiếm 15%. Phân hóa ở 3 mức độ là nhận biết, thông hiểu và vận dụng thấp.

+ Câu hỏi thuộc chương trình lý thuyết lớp 12: Bao phủ toàn bộ chương trình lớp 12, tổng số câu: 19 câu chiếm 47,5% có đủ cả 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao.

+ Câu hỏi thuộc phần kĩ năng: tổng số câu: 15 câu, chiếm 37,5%,  trong đó có 10 câu liên quan đến kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, 5 câu liên quan đến biểu đồ và bảng số liệu.

– Về mức độ: Đề có mức độ phân hóa khá cao và được sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó. Có 35% câu nhận biết (mức độ dễ), 20% câu thông hiểu (mức độ trung bình),  25% câu hỏi vận dụng thấp ( mức độ khó đòi hỏi học sinh cần linh hoạt trong tư duy), 20% câu vận dụng cao ( mức độ rất khó đòi hỏi học sinh phải rất linh hoạt, nhạy bén).

Bảng phân tích cấu trúc đề thi minh họa THPT QG 2018 môn Địa Lí

Lớp Chuyên đề Mức độ
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao

Lý thuyết

11

Khái quát kinh tế - xã hội thế giới C51      
Địa lí khu vực và quốc gia

C52

C59

C65, C66 C67  
Tổng 6 3 2 1  

Lý thuyết

12

Địa lí tự nhiên C41, C53      
Địa lí dân cư C42      
Địa lí các ngành kinh tế   C54, C55 C69, C70, C72, C73  
Địa lí các vùng kinh tế   C61, C63 C62, C71, C74, C75, C76, C77, C78, C79
Tổng 19 3 4 9 3
Kĩ năng Bảng số liệu  11       C60
Bảng số liệu  12       C56, C80
Biểu đồ 11       C68
Biểu đồ 12       C58
Kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam C43, C44, C45, C46, C47, C48, C49, C50 C57, C64    
Tổng 15 8 2 0 5
Toàn đề: 40 câu 14 8 10 8

Mức độ cụ thể về đề thi minh họa môn Địa Lí 2018

Mức độ nhận biết: có 14 câu, chiếm 35%, trong đó lớp 11 là 7,5%. Học sinh chỉ cần học thuộc kiến thức cơ bản, biết sử dụng Atlat là có thể hoàn thành.

Mức độ thông hiểu: có 08 câu, chiếm 20%, trong đó lớp 11 là 5%. Để trả lời chính xác cần có mức độ am hiểu sâu hơn.

Mức độ vận dụng thấp: có 10 câu (chiếm 25% trong đó khối 11 chiếm 2,5%), ở mức độ này yêu cầu cao hơn, cần các em có nền kiến thức vững chắc, vận dụng kiến thức ở nhiều vấn đề, nhiều bài để trả lời câu hỏi một cách đúng nhất. Các câu hỏi tập trung vào phần Địa lí ngành kinh tế, Địa lí vùng kinh tế lớp 12

Mức độ vận dụng cao: có 8 câu, chiếm 20%. Các câu hỏi này toàn bộ thuộc chương trình lý thuyết lớp 12 (các chuyên đề: Địa lí các vùng kinh tế, địa lí các ngành kinh tế), và kĩ năng biểu đồ, bảng số liệu. Đặc biệt không có câu khó rơi vào phần kiến thức lý thuyết lớp 11. Với những câu hỏi này cần các em đọc thật kĩ đề bài, vận dụng các kiến thức nền tảng một cách linh hoạt để từ đó tư duy, suy luận để tìm được đáp án đúng nhất. Ở phần này, các câu hỏi thường có nhiều đáp án nhiễu, lừa học sinh nên các em cần tư duy và suy luận thật cẩn thận.

So với năm trước: Phần kĩ năng tăng lên hẳn. Đặc biệt là câu hỏi liên quan tới kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (đã tăng từ 5 câu lên 10 câu). Các câu hỏi Atlat trải đều trên các trang: Tự nhiên, kinh tế. Đòi hỏi học sinh phải thành thạo kĩ năng này để không bị mất điểm.

Các câu hỏi liên quan đến sử dụng biểu đồ và bảng số liệu ở đề tham khảo môn Địa lí kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 đa dạng và nâng cao hơn so với đề chính thức năm 2017. Theo đó có 2 câu thuộc chương trình Địa lí lớp 11 (1 câu nhận xét bảng số liệu - câu 60, 1 câu đặt tên biểu đồ - câu 68,). Chương trình Địa lí lớp 12 có các câu: câu 56 (nhận xét bảng số liệu); câu 58 (nhận xét biểu đồ), câu 80 (lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất).

Lời khuyên để vượt qua kì thi THPT QG 2018: Ngoài việc học ở trường, học thêm cùng các thầy cô, các em cũng cần chú trọng đến việc học ở nhà. Học theo định hướng của thầy cô, kết hợp việc tìm đọc thêm các tài liệu sách tham khảo mới nhất – khoanh vùng sát kiến thức theo Đề minh họa của Bộ để có thể học đúng – luyện đề chuẩn _ không học lan man – và đạt được kết quả thi như ý muốn.

Gửi bình luận của bạn:
Hotline: 0972229392
popup

Số lượng:

Tổng tiền: