-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Phương pháp luyện đề Lý đạt hiệu quả cao trong 2,5 tháng nước rút
Đăng bởi CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIA KHÁNH
Thứ Mon,
31/05/2021
Đây là những chia sẻ rất hữu ích và tâm huyết của thầy giáo Ngô Thái Ngọ - giáo viên dạy Vật lý trực tuyến trên website Hoc24h.vn. Và chắc chắn rằng, nó sẽ rất hữu ích với em khi kì thi THPT Quốc gia 2017 đang cận kề.
Tầm quan trọng của việc luyện đề Vật lý trước khi thi
Tính đến thời điểm hiện tại, em còn 2,5 tháng nữa trước khi bước vào kì thi THPT Quốc gia 2017. Bên cạnh việc tổng ôn thì đây là giai đoạn vàng để các em tiến hành luyện đề. Với các bạn học khá – giỏi, thời gian này, em có thể dành toàn bộ thời gian cho việc luyện đề, và số đề Vật lý cần luyện trong 1 tuần có thể lên đến 4 – 5 đề. Tuy nhiên, với các bạn học yếu hơn một chút, em vẫn đang bị hổng kiến thức, thì tối thiểu 1 tuần em cũng nên luyện 2 đề.
Việc luyện đề này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hành trình thi cử của em. Luyện đề giúp em biết mình yếu ở đâu để kịp thời bù ngay kiến thức thuộc phần đó. Luyện đề cũng giúp em rèn luyện tốc độ làm bài. Nếu em làm bài chưa nhanh, em càng phải rèn, và càng rèn sẽ càng nhanh.
Em cứ hiểu nôm na rằng, việc luyện đề cũng giống như việc em tập bắn, nếu em bắn càng nhiều thì xác suất trúng càng cao khi em ra thao trường.
Hiểu cấu trúc đề trước khi luyện
Vật lý là môn thi đầu tiên trong bài thi tổ hợp KHTN, vì vậy, các em cần cố gắng để làm bài thi thật tốt, để có tâm lý thoải mái khi làm 2 bài thi liền sau đó là Hóa và Sinh.
Các em sẽ phải làm 40 câu trắc nghiệm Vật lý trong vòng 50 phút. Như vậy, thay vì có 108s/1 câu như năm trước, năm nay các em chỉ còn 75s/1 câu. Điều này có nghĩa là, em phải có tốc độ làm bài cực nhanh thì mới có thể giải quyết trọn vẹn đề thi. Và với thời gian làm bài như vậy, thì chắc chắn rằng, số lượng câu hỏi lý thuyết, số câu hỏi có phương pháp giải nhanh trong bài thi Vật lý sẽ nhiều lên, số câu hỏi khó sẽ ít đi.
Cấu trúc đề minh họa Vật lý 2017 của Bộ
Căn cứ vào ma trận đề thi minh họa Vật lý lần 2 của Bộ, các câu hỏi khó để lấy điểm 9, 10 sẽ rơi vào các phần: cực trị, đồ thị, dao động điều hòa (hệ vật), và 1 câu thuộc phần sóng cơ.
Nếu em muốn chinh phục điểm 10, thì chắc chắn em phải học được những nội dung khó kể trên. Nếu em chỉ cần đạt điểm 8, thì em hoàn toàn có thể bỏ qua các nội dung đó, và chỉ cần nắm thật chắc các phần: sóng ánh sáng, lượng tử, hạt nhân, dao động điều hòa (nội dung cơ bản), sóng cơ (nội dung cơ bản)
>> Chiến thuật khi làm đề thi trắc nghiệm Vật lý
Dưới đây sẽ là 4 trường hợp có thể xảy ra khi em làm bài thi môn Vật lý
- Loại 1: Những câu làm được và chắc chắn đúng
- Loại 2: Câu làm được, biết phương pháp làm, nhưng làm không ra đáp án – đây là nhóm câu hỏi mà gây khó chịu nhất cho em, vì rõ ràng, em làm chuẩn các bước nhưng vẫn không ra kết quả. Cứ bình tĩnh, đọc hết bài viết em sẽ biết mình phải xử lý nhóm câu hỏi này thế nào.
- Loại 3: Câu làm được, nhưng sẽ dài và mất thời gian
- Loại 4: Những câu lạ, khó, đọc không hiểu gì, không có hy vọng làm được.
>> Và bây giờ, sẽ là chiến thuật gồm 5 bước để em xử lý triệt đề 4 loại câu hỏi mà em gặp phải như đã kể trên.
Bước 1: làm những câu loại 1, nháp ngay vào tờ đề thi, không cần chuyển qua giấy nháp vì sẽ mất thời gian. Các em lưu ý, cận tận dụng tối đa thời gian, tận dụng từng giây.
Nếu ở bước này, em gặp phải câu thuộc loại 2, tức là câu biết có thể làm ra đáp án, nhưng làm không ra. Em cũng tạm thời bỏ qua những câu đó và chuyển qua bước 3.
Em lưu ý, sau khi hoàn thành bước 1, tức là em đã làm được những câu chắc chắn đúng, tuy nhiên, em chưa nên tô đáp án vội, vì chúng ta sẽ còn 1 bước để kiểm tra lại tổng thể trước khi tô.
Bước 2: Làm câu loại 2, 3. Giành nhiều thời gian hơn cho nhóm câu này, rà soát lại vì sao có những câu thuộc loại 2 dù biết làm nhưng làm không ra đáp án, có thể em đã sai ở tính toán, hiểu sai đề…
Bước 3: Kết thúc bước 2 là em đã xử lý xong nhóm câu thuộc loại 1, 2, 3. Đây sẽ là lúc em kiểm tra lại một lượt những câu em đã làm được, và tô đáp án. Em nên tô đáp án ở bước này mà không phải để đến cuối vì, khi gần hết giờ, em tô rất dễ dẫn đến việc em tô nhầm, tô lệch đáp án.
Bước 4: Chỉ em nào làm cực nhanh mới có thời gian làm bước này, nếu không nhanh, hãy bỏ qua và chuyển sang bước 5.
Ở bước 4, các em sẽ phải làm những câu thuộc loại khó và cực khó. Với các bạn học khá – giỏi, số câu cần làm ở bước này chỉ còn từ 1 – 2 câu. Tuy nhiên, với các bạn học kém hơn, thì số câu còn lại có thể là từ 5 – 6 câu, thậm chí nhiều hơn.
Bước 5: Tô bừa. Các em chỉ thực hiện bước này khi chỉ còn 5 phút cuối trước khi thu bài. Và mẹo nhỏ được chia sẻ với các em là: hãy liệt kê tất cả các đáp án A, B, C, D đã được khoanh, tính tổng của từng nhóm đó, nếu nhóm nào có số lần được khoanh ít nhất, thì các em hãy khoanh bừa tất cả những câu còn lại vào đáp án đó.
Tin tức khác:
- Phổ điểm chi tiết tất cả các môn thi THPT quốc gia 2023 đối sánh với 2022 - phần 4 (Lịch sử, Địa lí)(18/07/2023)
- Phổ điểm chi tiết tất cả các môn thi THPT quốc gia 2023 đối sánh với 2022 - phần 3 (Hóa học, Sinh học)(18/07/2023)
- Phổ điểm chi tiết tất cả các môn thi THPT quốc gia 2023 đối sánh với 2022 - phần 2 (Tiếng Anh, Vật lí)(18/07/2023)
- Phổ điểm chi tiết tất cả các môn thi THPT quốc gia 2023 đối sánh với 2022 - phần 1 (Toán, Văn)(18/07/2023)
- Nhận định chi tiết về phổ điểm môn ngữ văn thi THPT Quốc gia 2023(18/07/2023)
- Nhận định chi tiết về phổ điểm môn toán thi THPT Quốc gia 2023(18/07/2023)