-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Điểm danh 5 sai lầm khi học Sử học sinh thường mắc
Đăng bởi CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIA KHÁNH
Thứ Sat,
29/05/2021
Thời gian qua trong quá trình tư vẫn hỗ trợ các bạn mua sách ôn thi trắc nghiệm Lịch sử phù hợp với kì thi THPT QG 2018, SPBook đã nhận được rất nhiều thắc mắc về việc: em học sử ngày đêm mà không hiệu quả, em học thuộc lòng kĩ rồi mà vẫn bị quên, em luyện nhiều đề rồi nhưng kĩ năng và điểm số vẫn không được cải thiện ....
Xuất phát từ những băn khoăn đó, SPBook đã cùng các bạn ấy trò chuyện, liên hệ nhờ các thầy cô luyện thi Đại học môn Sử uy tín, thăm dò kinh nghiệm của các anh chị đạt thành tích cao môn Sử ....để đúc rút và chia sẻ lại cho các em 5 sai lầm phổ biến nhất mà các em thường mắc khi học và ôn thi Đại học môn Sử dẫn đến việc học tốn rất nhiều thời gian mà không hiệu quả.
Các em hãy cùng xem mình đang gặp phải những sai lầm nào, và xem cách khắc phục như thế nào nhé
Sai lầm 1: Vội vàng luyện đề, chỉ tập trung luyện đề ngay cả khi chưa nắm hết các kiến thức của từng chuyên đề
Đây là sai lầm lớn nhất và cũng nhiều bạn mắc phải đấy các em ạ. Bởi theo chia sẻ của rất nhiều các giáo viên luyện thi ĐH môn Sử nổi tiếng, và cả kinh nghiệm của các anh chị thủ khoa ĐH môn Sử các năm thì: các em chỉ nên luyện đề khi đã nắm chắc kiến thức của từng bài học, từng chủ đề.
Bởi nếu vội vàng luyện đề sẽ dẫn đến tình trạng: học trước quên sau, kiến thức bị trộn, không nhớ được logic các sự kiện - làm đi làm lại vẫn sai.
Đặc biệt, trong giai đoạn tổng ôn – luyện đề cuối này, các em càng cần phải tuân thủ nguyên tắc đó. Rà soát chắc chắn kiến thức trọng tâm của từng chủ đề, luyện thành thạo các câu hỏi trắc nghiệm của từng chủ đề, trước khi làm các đề thi chính thức.
Lời khuyên 1: Chỉ luyện đề khi đã thực sự nắm chắc kiến thức của các chuyên đề. Khi chọn mua các tài liệu tham khảo ôn thi môn Sử, nên chọn những tài liệu có hệ thống đủ kiến thức để ôn luyện chuyên sâu từng chủ đề kết hợp luyện đề tổng hợp |
Sai lầm 2: Học tủ 1 vài chủ đề
Đây là kiểu học có thể sẽ phù hợp với dạng đề thi tự luận. Tuy nhiên, với dạng bài thi trắc nghiệm thì các em tuyệt đối không thể áp dụng kiểu học đó được nhé. Bởi: thi trắc nghiệm thì số lượng câu hỏi sẽ nhiều hơn,phạm vi kiến thức sẽ được ra bao phủ toàn bộ chương trình học, và không bỏ sót nội dung nào (trừ nội dung giảm tải)
Vì thế, các em tuyệt đối không được học tủ. Chúng mình cần học đủ, học có chọn lọc, sắp xếp ghi nhớ các kiến thức một cách logic và hiệu quả.
Lời khuyên: Tuyệt đối không được học tủ. Chúng mình cần học đủ, học có chọn lọc, sắp xếp ghi nhớ các kiến thức một cách logic và hiệu quả. Khi chọn tài liệu tham khảo môn Sử, hãy chọn tài liệu có định hướng học và trình bày đầy đủ kiến thức của tất cả các chủ đề Sử có trong chương trình học. |
Sai lầm 3: Học vẹt các sự kiện đơn lẻ
Việc học vẹt các sự kiện đơn lẻ là cực kì nguy hiểm, và các em không nên áp dụng khi học và ôn thi môn lịch sử
Các em ghi nhớ kiến thức không sâu, học trước quên sau, chưa kể đến là rất dễ dẫn đến sai sót, nhầm lẫn
Nếu chỉ học các sự kiện đơn lẻ, các em chỉ có thể làm được đến các câu hỏi ở mức nhận biết mà không thể xâu chuỗi kiến thức để làm được các bài tập ở mức thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
Lời khuyên: Việc học vẹt các sự kiện đơn lẻ là cực kì nguy hiểm, và các em không nên áp dụng khi học và ôn thi môn lịch sử. |
Sai lầm 4: Học câu chữ mà không học ý chính
Học thuộc lòng, ghi nhớ đến từng câu chữ trong các bài học lịch sử là một cách học vẫn thường được áp dụng với lối thi tự luận truyền thống.
Tuy nhiên đó cũng là một sai lầm các em không nên mắc, đặc biệt là trong giai đoạn ôn thi cuối này. Sẽ không còn thời gian cho em học thuộc lòng từng câu chữ. Và điều đó cũng không giúp em làm bài thi tốt hơn.
Lời khuyên: Hãy ghi nhớ theo ý chính, theo các từ khóa, sự kiện, mốc thời gian của từng bài |
Sai lầm 5: Không đa dạng các kênh học
Thông thường thì chúng mình vẫn chỉ học sử qua 1 kênh là sách giáo khoa. Học bám sát vào sách giáo khoa luôn là ưu tiên số 1 không chỉ với môn Sử mà còn với tất cả các môn học khác.
Tuy nhiên, với đặc thù môn Sử là các sự kiện lịch sử có thật, gắn liền với đời sống xã hội. Các em nên đa dạng kênh học cho môn học này như: đọc sách tham khảo, xem tivi, đọc báo, tham gia vào các diễn đàn, group trên mạng xã hội ...
Xem thêm các sự kiện lịch sử qua tivi, báo đài,...giúp não bộ ghi nhớ tự nhiên các sự kiện lịch sử, điều này "dễ chịu" hơn nhiều so với việc ngồi nhìn chằm chằm vào sách giáo khoa, dồn ép ghi nhớ một khối lượng kiến thức khổng lồ
Lời khuyên : Đa dạng các kênh học, các kênh tiếp nhận kiến thức môn Lịch sử như: Tivi, báo, sách tham khảo, mạng xã hội |
Tin tức khác:
- Phổ điểm chi tiết tất cả các môn thi THPT quốc gia 2023 đối sánh với 2022 - phần 4 (Lịch sử, Địa lí)(18/07/2023)
- Phổ điểm chi tiết tất cả các môn thi THPT quốc gia 2023 đối sánh với 2022 - phần 3 (Hóa học, Sinh học)(18/07/2023)
- Phổ điểm chi tiết tất cả các môn thi THPT quốc gia 2023 đối sánh với 2022 - phần 2 (Tiếng Anh, Vật lí)(18/07/2023)
- Phổ điểm chi tiết tất cả các môn thi THPT quốc gia 2023 đối sánh với 2022 - phần 1 (Toán, Văn)(18/07/2023)
- Nhận định chi tiết về phổ điểm môn ngữ văn thi THPT Quốc gia 2023(18/07/2023)
- Nhận định chi tiết về phổ điểm môn toán thi THPT Quốc gia 2023(18/07/2023)
Bình luận:
1 bình luận
Foxmin Trả lời
28/11/2021các sai lầm gì mà nhừng người học ngữ văn hay mắc phải